Ngành nhựa Việt Nam – xu hướng phát triển trong tương lai

  • 13.12.2022
  • |
  • 101 (Lượt xem)

Ngành nhựa Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dệt may và viễn thông. Sau những tác động nặng nề từ dịch Covid-19, ngành nhựa đã trải qua nhiều biến động. Xu hướng phát triển của ngành nhựa sẽ như thế nào? Cùng VTEC-ASIA tìm hiểu nhé!

Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam

Vòng đời ngành nhựa

Ngành nhựa thế giới phát triển nhanh chóng ở giai đoạn 1950 – 1970. Hiện nay, ngành nhựa toàn cầu đã bước vào giai đoạn bão hòa. Tuy nhiên, ngành nhựa Việt Nam đang ở bước đầu của thời kỳ phát triển so với thế giới. Nhựa được đánh giá là ngành khá năng động so với nền kinh tế.

Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp nhựa Việt Nam

Trong giai đoạn từ 2010 – 2015, Việt Nam có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp nhựa. Đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp sản xuất nhựa tăng lên gấp đôi, khoảng 4000 công ty.

Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp nhựa Việt Nam

Tốc độ phát triển của ngành nhựa Việt Nam

Ngành nhựa Việt Nam còn khá mới và có nhiều tiềm năng phát triển. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành nhựa tăng 16% – 18%/ năm. Trong đó, nhiều mặt hàng nhựa đạt tốc độ tăng trưởng gần 100%.

Tính đến 2017, quy mô ngành nhựa đạt 15 tỷ USD. Nhựa bao bì và nhựa xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất toàn ngành.

Nhu cầu thị trường ngành nhựa

Ở Việt Nam, nhu cầu ngành nhựa là rất lớn. Các sản phẩm đầu ra của ngành nhựa được ứng dụng vào đời sống hằng ngày và ở các ngành công nghiệp khác. Ví dụ: nhựa xuất hiện trong nhiều vật liệu, máy móc như: bánh răng, vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử,…

Các sản phẩm nhựa nội địa vừa cung cấp cho thị trường trong nước, vừa được xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia trên thế giới. Các khách hàng lớn có thể kể đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Nhu cầu thị trường ngành nhựa

Nguyên liệu đầu vào

Do không có đủ kỹ thuật và các loại máy làm nhựa, nguyên vật liệu nội địa chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của ngành nhựa Việt Nam. Phần còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, ước tính khoảng 5 triệu tấn nhựa nguyên sinh đầu vào (2017).

Xem thêm: Tìm hiểu về thực trạng ngành thực phẩm Việt Nam hiện nay

Công nghệ và thiết bị

Nhìn chung toàn ngành, các doanh nghiệp sản xuất nhựa gặp nhiều trở ngại trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến. Dây chuyền sản xuất chưa được hiện đại hóa do thiếu nguồn vốn và kinh nghiệm. Thêm nữa, 85% máy móc phải nhập khẩu từ nước ngoài do công nghiệp chế tạo của Việt Nam chưa phát triển. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, với 42% tổng giá trị trang thiết bị.

Các sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam hiện nay

Ngành nhựa Việt Nam sản xuất 4 loại nhựa chính, cụ thể như sau:

  • Nhựa bao bì: Nhựa dẻo là nguyên liệu chính để sản xuất bao bì nhựa. Chúng rất bền, nhẹ và không thấm nước. Để đảm bảo an toàn, các doanh nghiệp dùng các hạt nhựa tinh khiết được tinh chế từ dầu hỏa.
  • Nhựa xây dựng: Các loại nhựa này được ứng dụng ở các công trình xây dựng nhờ có giá thành thấp, độ bền cao. Một số vật liệu xây dựng phổ biến là nhôm composite, tấm trần, tấm nhựa profile, nẹp cửa,…
  • Nhựa gia dụng: Điển hình là các sản phẩm gia dụng bằng nhựa như nội thất, giày dép, đồ chơi,…
  • Nhựa công nghệ cao: Các phụ tùng nhựa trong ô tô, xe máy, thiết bị y tế, trang thiết bị sử dụng trong công nghệ composite.

Các sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam hiện nay

Xu hướng sản xuất nhựa Việt Nam trong tương lai

Tự động hóa sản xuất

Nguồn nhân lực chất lượng cao khan hiếm đối với mọi ngành nghề. Ngành nhựa Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vì thế, việc đưa máy móc vào tự động hóa quy trình sản xuất là rất cần thiết. Điều này vừa giúp đảm bảo chất lượng thành phẩm, nâng cao năng suất, vừa tiết kiệm nhân công và chi phí cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Công nghệ dệt may – Cơ hội, thách thức và giải pháp

Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại

Ngày nay, công nghệ sản xuất thay đổi và có nhiều đột phá hơn so với trước. Nhờ có công nghệ tiên tiến, sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng có chất lượng cao và được người tiêu dùng tin tưởng. Doanh nghiệp nội địa ngày càng chứng tỏ được năng lực cạnh tranh. Đồng thời, các công nghệ hiện đại sẽ giúp hạn chế khí thải trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại

Tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường

Với nguồn cung nguyên vật liệu, doanh nghiệp có một sự lựa chọn khác là sử dụng nhựa tái chế. Nguyên liệu này chưa được áp dụng rộng rãi và chỉ mới được dùng trong một số mặt hàng nhất định.

Trên đây, VTEC-ASIA đã chia sẻ những thông tin tổng quan nhất về ngành nhựa Việt Nam. Mong rằng các doanh nghiệp sẽ nắm bắt xu hướng phát triển của ngành nhựa trong tương lai để tăng trưởng và phát triển hơn nữa.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *