Công nghệ dệt may – Cơ hội, thách thức và giải pháp

  • 13.12.2022
  • |
  • 194 (Lượt xem)

Công nghệ dệt may là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, ngành dệt may đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Vậy giải pháp là gì? Hãy lắng nghe những chia sẻ của VTEC-ASIA nhé!

Giới thiệu chung về ngành công nghiệp dệt may

Công nghiệp dệt may là ngành sản xuất hàng may mặc, nhằm thỏa mãn nhu cầu thời trang của con người. Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu cung cấp những sản phẩm chất lượng ra thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp từng bước ứng dụng công nghệ và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Tính thẩm mỹ của sản phẩm được nâng cao, sản lượng hàng hóa được đảm bảo.

Ngành dệt may cung cấp nhiều loại vật liệu cho các ngành nghề khác. Có thể kể đến: lều, buồm, lưới cá, dây nhợ, dây thừng, vòng đai cua-roa, ống dẫn, bao bì,… Các sản phẩm dệt may còn bao gồm các vật liệu đóng gói, bao bọc, cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, chỉ khâu và bông băng.

Giới thiệu chung về ngành công nghiệp dệt may 

Phân loại các mặt hàng dệt may

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may vừa sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa phục vụ xuất khẩu. Các mặt hàng dệt may có thể chia thành nhiều nhóm như sau:

  • Nhóm mặt hàng đồ lót.
  • Nhóm quần áo mặc hằng ngày: sơ mi, quần âu, váy áo…
  • Nhóm trang phục thể thao: quần áo thun, áo polo, bra thể thao,…
  • Nhóm thời trang hiện đại, cổ trang, thời trang trẻ em,…
  • Nhóm trang phục cho các ngành nghề đặc biệt: quân đội, công an, nội vụ, bảo hộ lao động,…

Để phục vụ sản xuất và kiểm định chất lượng, ngành dệt may đã trang bị nhiều loại máy móc chất lượng cao. Ví dụ: máy in lụa, máy ép, máy vải, máy may cao cấp,… Các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, đưa các thiết bị hiện đại vào sử dụng. Từ đó, doanh nghiệp có lợi thế và lợi nhuận cạnh tranh trong xuất khẩu.

Phân loại các mặt hàng dệt may

Xem thêm: VTEC-ASIA – Địa chỉ bán tấm làm mát cooling pad uy tín

Vai trò của công nghiệp dệt may

Công nghệ dệt may có khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, ngành dệt may góp phần tăng thu lợi nhuận. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp khác. Từ đó, cải thiện mức sống của người dân và ổn định tình hình xã hội. Thêm nữa, ngành dệt may góp phần đáng kể vào thương mại quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Nhà nước sẽ dùng khoản thu này để mua sắm trang thiết bị, phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đối với người tiêu dùng, ngành dệt may mang đến những mặt hàng chất đa dạng và an toàn. Đối với các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh, ngành dệt may tạo ra nguồn lợi nhuận cực kỳ to lớn.

Các sản phẩm dệt may vừa có tính thời trang, vừa mang tính quốc tế, vừa đậm tính dân tộc. Chất lượng sống của nhân dân được nâng cao, tiêu chuẩn thời trang lại càng cao hơn.

Vai trò của công nghiệp dệt may

Cơ hội và thách thức với ngành dệt may

Cơ hội

  • Tăng trưởng xuất khẩu: Những năm gần đây, Việt Nam tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Điều này giúp ngành dệt may có cơ hội tiếp cận và xâm nhập các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ và Nhật Bản
  • Tăng năng lực cạnh tranh: Để tạo chỗ đứng trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải khẳng định nội lực. Ngành dệt may sẽ có động lực tổ chức chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế – nguyên phụ liệu – may – phân phối.

Thách thức

  • Giá xăng dầu tăng cao đẩy chi phí logistics, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
  • Tổng cầu dệt may toàn cầu có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt, Mỹ và châu Âu giảm sức tiêu thụ do lạm phát tăng cao.
  • Nhiều đối tác thương mại như Trung Quốc, Đài Loan… vẫn đang tiến hành chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt. Chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu và tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam bị ngắt quãng.
  • Các hiệp định thương mại tự do yêu cầu truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị tốt cho vấn đề này.
  • Tuyển dụng lao động khó khăn cũng là những thách thức doanh nghiệp cần đối mặt.

Cơ hội và thách thức với ngành dệt may

Xem thêm: Hoạt động đầu tư thương mại của công ty VTEC-ASIA

Doanh nghiệp dệt may cần làm gì?

Bám sát diễn biến thị trường: Doanh nghiệp cần nắm vững yêu cầu thị trường để có những điều chỉnh phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, cần linh hoạt chuyển đổi mặt hàng, cắt giảm thời gian sản xuất, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.

Đặt chữ “tín” lên hàng đầu: Các doanh nghiệp cần đảm bảo đơn hàng xuất khẩu đúng thời gian, đúng số lượng chất lượng, giá cả như cam kết.

Đa dạng hóa kinh doanh: Doanh nghiệp dệt may không quá phụ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu mà phải khai thác các thị trường tiềm năng. Ngoài ra, phải nâng cao mẫu mã, thiết kế sản phẩm để bắt kịp xu hướng thời trang.

Đào tạo nguồn nhân lực: Nhân lực cần trau dồi về chuyên môn, tay nghề, thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường.

Trên đây, VTEC-ASIA đã chia sẻ những thông tin hữu ích về công nghệ dệt may. Mong rằng các doanh nghiệp dệt may sẽ kinh doanh và đầu tư hiệu quả.

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *