Hợp đồng thi công và các lưu ý cần ghi nhớ khi ký kết

  • 30.11.2022
  • |
  • 120 (Lượt xem)

Hợp đồng thi công là văn bản quy ước rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vậy khi ký kết bạn cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng VTEC-ASIA tìm hiểu nhé!

Hợp đồng thi công là gì?

Hợp đồng thi công là hợp đồng thỏa thuận về việc thực hiện thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế công trình. Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công và thực hiện tất cả các công trình trong một dự án đầu tư.

Hợp đồng thi công là gì?

Những lưu ý khi ký kết hợp đồng thi công

Nội dung của hợp đồng thi công

Trong hợp đồng thi công, bên giao thầu và bên nhận thầu sẽ ký kết rõ ràng về nội dung và khối lượng công việc. Phạm vi công việc căn cứ vào hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý liên quan. Hợp đồng thi công bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:

  • Bàn giao mặt bằng xây dựng, tiếp nhận mốc giới công trình.
  • Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực và trang thiết bị thi công.
  • Thi công xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế và quy chuẩn xây dựng hiện hành.
  • Kiểm soát chất lượng công việc, giám sát thi công.
  • Xử lý, khắc phục các sai sót trong quá trình thi công nếu có.
  • Kiểm tra chất lượng vật liệu và cấu kiện xây dựng.
  • Nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình.
  • Bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.
  • Bảo vệ công trường và mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng.
  • Đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực công trường.
  • Hợp tác với các nhà thầu khác nếu có.
  • Thu dọn công trường và bàn giao sau khi hoàn thành.
  • Các công việc khác theo thỏa thuận của hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng thi công

Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm:

  • Công trình phải được thi công theo bản vẽ thiết kế, phù hợp với hệ thống quy chuẩn và các quy định về chất lượng công trình.
  • Bên nhận thầu phải cung cấp các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm cho bên giao thầu.
  • Bên nhận thầu đảm bảo trang thiết bị có nguồn gốc xuất xứ như trong hồ sơ hợp đồng.

Kiểm tra, giám sát của bên giao thầu:

  • Bên giao thầu được quyền vào công trường và nơi khai thác nguyên vật liệu tự nhiên của bên nhận thầu để kiểm tra.
  • Bên nhận thầu phải điều kiện cho bên giao thầu thực hiện kiểm tra. Cụ thể, bên giao thầu phải cấp phép ra vào, cung cấp phương tiện, giấy phép và thiết bị an toàn.

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao

Nghiệm thu sản phẩm hoàn thành:

  • Bên giao thầu chỉ nghiệm thu sản phẩm trong trường hợp chúng đảm bảo chất lượng theo quy định.
  • Căn cứ nghiệm thu sản phẩm dựa vào các bản vẽ thiết kế, thuyết minh kỹ thuật, các quy chuẩn có liên quan, chứng chỉ kết quả thí nghiệm, biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu và các quy định liên quan.
  • Thành phần tham gia nghiệm thu gồm: đại diện bên giao thầu, đại diện bên nhận thầu, đại diện nhà tư vấn (nếu có).
  • Hồ sơ nghiệm thu, bàn giao gồm:

+  Biên bản nghiệm thu chất lượng và khối lượng hoàn thành được các bên thống nhất.

+  Kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm và các quy định khác liên quan.

Thời hạn thực hiện hợp đồng

Bên giao thầu và bên nhận thầu cần quy định rõ ràng các điều khoản về thời gian. Điều này giúp công trình được hoàn thiện đúng theo thời hạn, tránh gia hạn hoặc bỏ dở công trình. Bên nhận thầu phải lưu ý đến nghĩa vụ thời hạn, hạn chế vi phạm kéo dài thời gian. Một số nội dung về thời hạn như sau:

  • Thời hạn hoàn thành công việc.
  • Lưu ý về các thông báo yêu cầu của hai bên.

Thời hạn thực hiện hợp đồng

Xem thêm: Hoạt động đầu tư thương mại của công ty VTEC-ASIA

Bảo lãnh, thanh toán

Nghĩa vụ bảo lãnh của nhà thầu để đảm bảo thanh toán và bảo hành công trình. Việc bảo lãnh nên được xây dựng có liên quan chặt chẽ đến điều khoản thanh toán, điều khoản thực hiện công việc và bảo hành công trình.

Hợp đồng thi công sẽ giúp hai bên thực hiện thương lượng và thỏa thuận rõ ràng trong quá trình thực hiện. Đây cũng là căn cứ để hạn chế tối đa rủi ro, sai sót có thể xảy ra. VTEC-ASIA mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp bạn bỏ túi thêm kinh nghiệm khi thương thảo hợp đồng.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *